Huyệt đỉnh đầu (số 1): Đó là một huyệt cự kỳ quan trọng nối thông mạch khí điện sinh học từ đỉnh đầu xuống ngực bụng vòng qua hậu môn chạy từ xương cùng lên lưng, cổ và trở về đỉnh đầu. Sự thành công của đạo tiên là khai mở huyệt đạo này và sinh thành bông hoa ngàn cách phía trên đầu sau khi huyệt một được mở ra.
Huyệt số 2: Giữa trán và chân tóc đầu tiên.
Huyệt số 3: Lưỡi để lên vòm họng trên sát chân răng.
Huyệt số 4: Đầu xương ức phía trên giữa hai ngực.
Huyết số 5: Ngang tim, ngang cuốn dạ dày xương chùn nối xương sườn ngang ức – người ta gọi là đám rối thần kinh.
Huyệt số 6: Dưới rốn hai đốt ngón tay.
Huyệt số 7: Dưới xương mu.
Huyệt số 8: Giữa đường tiểu và hậu môn. Nối cơ thể với đất.
Huyệt số 9: Khớp nối xương chậu và xương sống.
Huyệt số 10: Xương sống ngang thắt lưng.
Huyệt số 11: Xương sống ngang tim phổi.
Huyệt số 12: Khớp sống lưng và xương sống cổ.
Trên đây là các huyệt đạo chính để khai mở luân xa khí hải chạy vòng trong cơ thể trước hạ sau thăng gọi là vòng Tiểu Châu Thiên.
Thực ra, khi muốn đả thông kinh mạch để chuẩn bị vận khí ta cần làm một cuộc day ấn huyệt đạo toàn thân như sau:
Các huyệt đạo chủ yếu cần được khai mở trước khi vào vận khí, các vị trí là tương đối. Nên tuỳ từng người cần rà soát khác nhau. Người mở huyệt đạo là người biết y lý huyệt đạo, thầy thuốc thông thạo có thể cảm nhận huyệt đạo khi rà tay theo đường khí hải. Khi day huyệt học sinh cần thông tin là có đau hay không để biết là vị trí huyệt có chính xác không? Đây là bài day ấn huyệt chữa bệnh thần kinh tọa cho người bị đau nhức cơ thể, già cả có bệnh. Tuy nhiên, bài này trùng hợp với phương pháp khôi phục sức khoẻ thông thường và trùng hợp với phương pháp khai mở huyệt đạo trước và sau khi luyện khí công.
4.1. Cách day ấn huyệt:
Dùng ngón tay trái hoặc ngón tay trỏ kẹp thêm ngón khác cho đủ sức mạnh. Người thâm hậu khí thường dùng ngón trỏ vì ngón này phát khí sắc bén mạnh mẽ. Trong khi đó ngón tay cái thuộc khí phân nhánh nên yếu hơn. Tuy nhiên để đả thông các huyệt đạo sống lưng tì có thể dùng cùi chỏ tay nếu thấy thật cần thiết. Các huyệt đạo trong cơ thể rất nhạy cảm có huyệt bị bế tắc lâu ngày thầy thuốc rờ đến là rất đau. Các thầy thuốc, học giả và học trò cần phải nương nhẹ tuỳ huyệt tuỳ người. Mỗi huyệt đạo muốn khai mở phải dày công không phải làm một lần là được. Có những học giả khí công khi trúng phong một số huyệt đạo vẫn bị tắc nghẽn tổn thương cần phải day ấn thông lại.
Các huyệt đau bệnh cần day nhẹ xoáy theo chiều kim đồng hồ một lúc sau đó xoáy ngược lại. Có thể xoáy tại chỗ nếu không đau nhiều, xoáy nhẹ và nhấn mạnh dần để cơn đau không nhẹ quá. Mỗi huyệt đạo cần day khoảng 3 phút là được. Khi day huyệt ngón trỏ mỏi thì day ngón cái, ngón cái mỏi thì day bằng cạnh lòng bàn tay. Khi huyệt đạo xương sống đủ khoẻ mạnh ta có thể day sâu, nhấn bằng sức mạnh toàn thân và có thể dùng tới cùi chỏ tay để chữa các khu rối nằm bên trong cơ thể.
4.1.1. Khai mở huyệt đạo:
Huyệt đạo thì nhiều cách khai mở cũng đơn giản, học giả chưa cần biết nhiều huyệt đạo cũng không sao, sẽ được học thêm.
4.1.2. Day huyệt trên đầu, mặt:
Ta day huyệt số (2) giữa trán và chân tóc chi đôi nửa mặt ra, xích lên hoặc xuống một chút sao cho học sinh cảm thấy hơi đau. Nhấn tay mạnh khoảng mười giây. Ta day ngược lên đỉnh đầu đi tìm huyệt đạo số (1). Cách khoảng 1 cm, ta day một lần vì các huyệt đạo phụ cận nằm rất gần nhau nếu học sinh nói đau là chạm phải một huyệt bị nghẽn. Huyệt số (2) cách huyệt số (1) khoảng 5 – 6 cm. Khi đã day đến huyệt số (1) ta tiếp tục day theo đường chia nửa đầu xuống huyệt số (13) (nửa đầu giữa phần trên hai lỗ tai). Trong khoảng từ huyệt số (2) đến huyệt số (1) rồi đến (13) ta ghi nhớ những huyệt đạo bị đau nhất để trở lại day một lần nữa khoảng 5 – 10 giây. Sau khoảng 5 – 10 phút ta day xong dòng chính là dòng kinh lạc nửa đầu. Hai bên dòng chính cách 5 – 6 cm là hai dòng phụ, ta day theo cách tương ứng bắt đầu là thái dương phải hoặc trái cạnh chân tóc day lên về phía sau. Ta day mãi ra phía sau cho đến huyệt (13). Tương tự như vậy day phía bên kia (đối xứng). Không nên cùng lúc day hai huyệt đối xứng vì năng lượng có thể bị rối loạn. Thật ra đối với thầy thuốc chỉ cần rà tay là biết huyệt bệnh, huyệt tốt. Và ta chỉ cần day ấn huyệt bệnh thôi để tiết kiệm thời gian day ấn những huyệt khác.
4.1.3. Day huyệt trên mặt:
Đây là bài học thêm làm cho con người thư thái khỏe tạm thời, vượt qua những cơn cảm mưa nắng.
Dùng hai bàn tay chạm vào ngang đầu, hai ngón cái xoa vào đầu lông mày (23) xoáy ép vuốt ra hai thái dương (22), hai ngón cái tiếp tục xoáy ép lên trán (21), tại đây có thể dùng ngón trỏ xoáy ép lên số (2). Hai ngón trỏ vuốt sát da ép xuống khu vực giữa hai lông mày, vuốt sáng hai bên lông mày đến thái dương. Hai ngón trỏ xoáy từ (2) vuốt ra (21) và vuốt về thái dương dồn hết về thái dương, nặn hai bên thái dương cho bị bầm nhẹ nếu nốt bấm đỏ bầm là bị trúng mưa. Dùng hai ngón trỏ xoáy giữa cánh mũi (dưới mắt), ngón cái vuốt xuống má đến phần cuối lỗ tai (33) và xoáy nhẹ nơi này. Ngón trỏ xoáy ở thái dương trên hai lỗ tai vuốt về gò má trước lỗ tai, xoáy nhẹ ở trước tai sau đuôi mắt vuốt xuống dái tai.
Xoáy ở huyệt số (3) dưới mũi vuốt sang hai bên về huyệt dưới tai. Vuốt từ dưới tai sang hai bên cổ vuốt xuống số (4). Từ số (4) bóp dọc sang vai (41).
Day huyệt trên mặt còn có tác dụng làm chống nhăn miền da dày. Cùng với một số mỹ phẩm nhất định, động tác xoa mặt nhằm làm tươi trẻ con người.
4.1.4. Xoa hai tai, giật tóc:
Dùng ngón trỏ và ngón cái xoa hai tai bên trong, bên ngoài, trên và dưới tai. Xoa các huyệt vòng quanh lỗ tai phía trên hai bên và phía dái tai. Xoa bóp khoảng 5 phút, kéo nhẹ tai ra, gấp lại búng một cái. Hai tai sau khi xoa bóp sẽ nóng lên dễ chịu.
Sau khi là động tác xoáy đầu, mặt, hai tai, có thể nắm từng lọn tóc cạnh các huyệt mới xoáy giật nhẹ nghe thấy cốc một cái là được. Làm như vậy khắp trên đầu.
4.1.5. Day huyệt trên cổ và lưng:
Học sinh nằm sắp xuống tay chân buông xuôi. Sau khi xoáy phía sau đầu, kết thúc ở huyệt thứ (13), ta tiếp tục xuống huyệt thứ (12), đây là khớp xương cổ và xương sống là đường độc đạo từ cơ thể lên đầu. Khi ai bị nghẹt mũi khó thở chỉ cần day huyệt (12) là thở thông ngay.
Xuống nữa là huyệt số (11), ngang tim. Tuy nhiên, ta phải dò từ huyệt (12) xuống cách 1 – 2 cm, phải xoáy thử một lần xem trên đường đi có bị nghẽn hay không. Huyệt (11) là huyệt chính nhưng trên và dưới huyệt có thể các đốt xương đều đau ta cần kiên trì xoáy các huyệt trên. Tương tự như vậy bàn tay ta lần xuống huyệt số (10). Trong khoảng 10 – 11 – 12 là khoảng tập trung thần kinh khí quản, thực quản, hai tay, toàn bộ thần kinh ở sườn đây là cái nôi của khí hải, là sức mạnh của con người. Mở huyệt đạo khu này cần phải kiên trì thường xuyên, nếu xoáy bằng ngón tay xong mà không đau thì phải xoáy bằng cùi chỏ tay, ấn gần hết sức lên học sinh để dọn sạch luồng thông khí hải.
4.1.6. Huyệt số 9 – 10
Huyệt số (9) là thắt lưng, tuy nhiên cần phải rà lại quãng đường từ số (10) xuống. Huyệt số (10) rất quan trọng vì nó là mối nối của thần kinh, dạ dày, gan, ruột, lá lách và thận. Giữa số (9) và số (10) là một dọc những khu quan trọng nên khi day huyệt phải rà soát không bỏ qua. Số (9) rà xuống cùng là bó giây cuối cùng thần kinh sống lưng. Huyệt này là khởi đầu của dòng hỏa xa bốc từ điểm giáng cuối cùng của mạch nhâm (mạch chạy từ đầu ra phía trước mặt xuống bụng và kết thúc ở gân hậu môn), và chính là điểm bốc hỏa đầu tiên của mạch Đốc. Dòng hỏa xa được sinh ra nhờ quá trình vận khí hạ đan điền (mạch số 6), dòng khí được qui tụ tại đây rồi hạ tiếp xuống mạch số (7) và số (8). Dòng khí chuyển động khuếch trương ở huyệt số 6,7,8,9 tạo thành một trường năng lượng lớn dần và bốc lên dọc theo cột sống đến đỉnh đầu. Tuy nhiên, phần day huyệt chưa kết thúc chúng ta cần phải theo dõi và thực tập phần tiếp theo.
Ta gọi phần dưới là âm để có các số huyệt là Âm (cho dễ nhớ). Ta bắt đầu một đợt xoáy huyệt cho xương chậu và hai chân. Ta bắt đầu rà tay vào huyệt (-8) và (-81), bó dây thần kinh và xương cụt đường nhánh mạch máu chính từ sống lưng chẻ ra hai chân. Tất cả các huyệt (-8) đều rất quan trọng cho hai chân. Các huyệt tiếp theo như số (-7) và số (-6), thì quan trọng hơn cả là huyệt số (-6) có hai huyệt (-6A) và (-6B) là hai búi thần kinh cửa khẩu thông thương qua đầu gối. Huyệt (-63) trên mu bàn chân và giữa lòng bàn chân và điểm nối cơ thể con người với đất.
Ở cẳng chân ta cần chú ý rằng từ đầu gối trở xuống thì cách kích thích huyệt đạo là rà soát phía dưới chân, hai bên cạnh xương cánh trước chân, huyệt quan trọng nhất là rà sát đầu gối xuống ba bốn phân.
4.1.7. Day lòng bàn chân:
Đây là một phương pháp rất tốt kích thích cơ thể hoặt hóa và đả thông lục phủ ngũ tạng.
Cách day bàn chân: một tay giữ cổ chân, một tay day bàn chân vòng khẽ qua phải, một tay day bàn chân vòng khẽ qua phải, qua trái chừng một phút. Tiếp theo nắm lòng bàn chân day toàn bộ các khớp ngón chân vòng tròn khoảng 30 giây. Bấm huyệt 3 – 4 – 5 – 6 – 7, nếu bấm phải chỗ nào đau thì phải day khu vực các ngón đó là một lần nữa, các huyệt này tương đương cảm mạo. Bấm tiếp các huyệt số 10 – 11 – 12 – 13 – 14 – 15 , tiếp theo bấm huyệt số 2, tương ứng với ức và cuốn họng, số 9 tương ứng với thần sắt gan thận lách ruột… các dãy biến số 16 – 17 tương ứng với điều tiết hai chân… số 18 tương ứng với trực tràng.
Nói chung, các giả thuyết tương ứng đó điều là gần đúng kinh nghiệm dân gian trải qua hàng năm đã xác định như vậy.
Sau khi ấn huyệt toàn phần, ta lắc hai bàn chân và chà tay cho ấm áp là xong. Các kỹ thuật day chân có nhiều nơi đem kinh doanh phục vụ đời sống xã hội thấy cũng có một ít lợi ích. Nhiều người cảm giác thích thú
4.2. Khai mở trí đạo:
Khi ta có cảm giác là đã học được nhiều điều thì tâm can bớt sợ hãi, tinh thần càng phấn khởi tự tin. Khi ta học được nhiều điều thì trí não, bản chất thành ung dung, tự hãnh diện. Khi ta đã vượt qua mọi thử thách thường nhật và mọi thử thách nguy hiểm thì tự thấy mình hùng mạnh, khiêm tốn thanh thản. Đúng lúc bấy giờ ta mới có thể chạm một tay vào Khí Công Tâm Trí Niệm Pháp. Sau khi đã vượt qua thiền học và khai mở huyệt đạo, học sinh hãy bắt đầu tạo ra một thời khóa biểu vận khí.
Upload by: Lương Đức Môn
Nguồn: http://thaiansinh.com
No comments:
Post a Comment